Sau khi hoàn tất hồ sơ xin visa Đức, phỏng vấn là điều kiện cuối cùng quyết định bạn có chinh phục thị thực quốc gia này hay không. Nếu bạn đang băn khoăn về quá trình phỏng vấn có những gì cần lưu ý thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm trọn bộ kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức hiệu quả.
Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức, bạn cần biết rằng, nước Đức không cấp visa du lịch tự túc cho công dân Việt Nam. Do đó, bạn có thể xin visa đi Đức theo diện thăm thân để du lịch hoặc xin visa một nước khác trong khối Schengen gần Đức. Hiện nay có bốn nước trong khối Schengen cấp visa du lịch tự túc là Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ba Lan nên bạn có thể lựa chọn visa một trong bốn nước này và du lịch nước Đức.
Sau quá trình chuẩn bị hồ sơ xin visa Đức, bước quan trọng cuối cùng là phỏng vấn visa. Đối với những bạn chưa phỏng vấn visa bao giờ thì sẽ có nhiều lúng túng vì không biết phải chuẩn bị và lưu ý những gì. Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn đó của bạn!
Sau công đoạn chuẩn bị hồ sơ xin visa Đức, bạn cần đặt lịch hẹn nộp hồ sơ tại Đại sứ quán. Việc quên đặt lịch hẹn trước là nguyên nhân khiến bạn mất thêm một khoản tiền lớn để nhờ canh lịch, thậm chí nhiều trường hợp còn vỡ kế hoạch do không đặt được lịch hẹn bởi quá sát ngày đi. Để tránh trường hợp bất ngờ, bạn nên đặt lịch hẹn nộp hồ sơ và phỏng vấn visa Đức trước 2 tháng để đảm bảo lịch trình diễn ra suôn sẻ.
Một điều bạn cần lưu ý là khi đặt lịch phỏng vấn visa Đức trên website của Đại sứ quán Đức, bạn cần điền thông tin một cách chính xác và cẩn trọng nhất. Nếu sai thông tin nào đó, quý khách có thể chủ động hủy lịch đã đăng ký và đặt lại một lịch hẹn khác. Nếu nhận được thông báo của Đại sứ quán về lịch hẹn, bạn cần in lịch hẹn này ra và mang theo khi đến nộp hồ sơ. Trường hợp đến ngày hẹn, quý khách không có mặt tại văn phòng Đại sứ quán và cũng không hủy lịch hẹn, bạn sẽ bị khóa đăng ký lịch hẹn trong vòng 4 tháng.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức tại Đại sứ quán hoặc tại Lãnh sự quán. Đây là khâu chuẩn bị, nếu bạn chuẩn bị tốt thì buổi phỏng vấn của bạn sẽ suôn sẻ và chủ động hơn. Trước tiên, bạn cần phải kiểm tra tất cả các giấy tờ, hồ sơ theo đúng yêu cầu cần mang theo. Lưu ý, bạn không nên mang thừa hoặc mang thiếu, hãy rà soát lại một lần trước khi đến buổi phỏng vấn. Bạn cần biết rằng nếu bạn thiếu giấy tờ hồ sơ thì hồ sơ của bạn sẽ không được bổ sung thêm mà bị trả lại và phải chuẩn bị và làm lại các khâu xin visa từ đầu.
Thứ hai trong kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức, để chủ động trong buổi phỏng vấn bạn nên chuẩn bị trước nội dung cho những vấn đề trọng tâm được đặt ra trong bộ câu hỏi. Việc thực hành trả lời trước ở nhà sẽ giúp bạn thêm tự tin và có câu trả lời lưu loát. Ngoài ra chỉ người xin visa mới được vào khu vực phòng phỏng vấn, người thân đi theo sẽ đợi ở ngoài nên đây là điều bạn nên lưu ý nếu đi cùng người thân.
>> Xem thêm: Thông tin đặt vé máy bay
Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức, trang phục là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của buổi phỏng vấn visa Đức. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Đồng thời nên đến đúng giờ hoặc đến sớm khoảng 15 phút trước khi diễn ra buổi phỏng vấn.
Một lưu ý khiến không ít người lúng tủng trong buổi phỏng vấn đó là nên sử dụng ngôn ngữ nào. Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức cho thấy bạn có thể trả lời phỏng vấn xin visa bằng một trong ba ngôn ngữ chính: tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt. Tùy vào loại visa đi Đức dự định xin, bạn nên lựa chọn ngôn ngữ trả lời phỏng vấn cho phù hợp. Ví dụ:
Trong quá trình trả lời câu hỏi từ phía chuyên viên Đại sứ quán, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức, tùy vào diện visa Đức mà bạn xin hoặc tùy vào người phỏng vấn để có những câu hỏi khác nhau. Để có buổi phỏng vấn visa thành công, bạn nên chuẩn bị trước cho một số vấn đề trọng tâm sẽ được đặt ra trong bộ câu hỏi:
1. Một số câu hỏi về nhân thân: Tên gì, đến từ đâu, bao nhiêu tuổi, sống ở đâu,…?
2. Mục đích sang Đức của bạn là gì? (du lịch, thăm người thân, công tác, du học,…).
3. Bạn có bạn bè/người thân tại Đức không? Mối quan hệ giữa bạn và người mời (người bảo lãnh) tại Đức? Và người đó hiện đang làm công việc gì tại Đức?
4. Bạn dư định ở lại Đức trong thời gian bao lâu?
5. Bạn đã đi nước ngoài bao giờ chưa? Nếu có đã đi những nước nào/mấy lần?
6. Bạn có biết tiếng Đức hay ngôn ngữ nào khác không?
7. Bạn được cơ quan/doanh nghiệp cử đi Đức hay tự đi cá nhân?
8. Bạn có ý định ở lại Đức không? Nếu du lịch, bạn có làm việc trong thời gian du lịch ở Đức?
Trên đây là trọn bộ kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức mà Du lịch Việt Nam chia sẻ cho bạn để chinh phục thị thực quốc gia châu Âu này. Đừng quên theo dõi các thông tin về visa, hộ chiếu trên chuyên trang Visa Du Lịch nhé!
>> Xem thêm : Những lưu ý quan trọng về thủ tục xin visa du lịch Mexico
Quỳnh Nguyễn
Theo Báo Thể thao Việt Nam