Phần Lan cũng nằm trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất của thế giới. Bên cạnh đó, Phần Lan còn hút lữ khách gần xa với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp cũng như hệ thống giáo dục xuất sắc, nền kinh tế vượt bậc... Đối với công dân Việt Nam muốn sang đây phải xin visa Phần Lan.
Phần Lan có tên gọi chính thức là Cộng hòa Phần Lan, là quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Tính tới thời điểm hiện tại, giữa hai nước Phần Lan và Việt Nam chưa có bất cứ một hiệp ước nào về việc miễn thị thực, vì thế bắt buộc phải xin visa. Tùy theo mục đích của đương đơn là du lịch, công tác, thăm thân, du học hay định cư... thì sẽ cấp visa sao cho phù hợp, mỗi loại sẽ có số ngày lưu trú tối đa khác nhau.
Như ở trên có đề cập, tùy mục đích nhập cảnh Phần Lan là gì mà xin visa sao cho hợp lý. Hiện tại visa đi Phần Lan được chia thành 3 loại chính như sau:
Còn được gọi là visa Schengen (hay visa loại C), được cấp cho đương đơn nhập cảnh vào Phần Lan và các quốc gia Schengen có thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày, với thời hạn là 180 ngày. Thị thực này được cấp với mục đích du lịch, công tác... Đối với visa Phần Lan ngắn hạn được chia thành 3 loại như sau:
Lưu ý: Visa loại C không được phép gia hạn. Tuy nhiên ở một số trường hợp bất khả kháng như động đất, sóng thần, tình hình chính trị bất ổn... vẫn có thể gia hạn thêm thị thực.
>> XEM THÊM: Kinh nghiệm visa Phần Lan
Ngoài ngắn hạn, còn có visa Phần Lan dài hạn (được gọi là visa loại D). Đây là loại thị thực được cấp cho đương đơn với mục đích du học, công tác, đoàn tụ gia đình... với thời gian lâu hơn 90 ngày. Lúc này, yêu cầu chủ thể phải có giấy phép cư trú.
Còn được gọi là visa loại A. Đây là loại thị thực cho phép chủ sở hữu không được phép rời khỏi khu vực sân bay quốc tế, chờ đợi để chuẩn bị đổi chuyến bay sang quốc gia khác.
Điều kiện để quyết định đậu visa là chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định.
Giấy tờ tùy thân
Chứng minh công việc
Ngoài các loại giấy tờ tùy thân được mô tả ở trên, trong hồ sơ xin visa Phần Lan yêu cầu chủ thể phải chứng minh công việc. Cụ thể là:
Chứng minh tài chính
Bên cạnh công việc, đương đơn cần chứng minh tài chính để đảm bảo bạn có đủ kinh phí để chi trả cho chuyến đi. Cụ thể là:
Và các loại giấy tờ khác nữa
Visa thăm thân
Thêm một lưu ý nữa là nếu chủ thể dưới 18 tuổi xin visa Phần Lan cần có:
Tất cả các loại giấy tờ cần được dịch thuật sang ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Khi đi nộp hồ sơ xin visa Phần Lan yêu cầu đem theo giấy tờ bản gốc để Trung tâm tiếp nhận thị thực đối chiếu.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi hồ sơ xin visa, tiếp theo đương đơn cần phải đặt lịch hẹn nộp. Khi nộp hồ sơ cần đến đúng ngày giờ, lấy dữ liệu sinh trắc học, chụp ảnh và tiến hành đóng lệ phí theo đúng từng loại thị thực. Đương đơn nhớ theo dõi tình trạng hồ sơ để biết kết quả có đậu hay không. Bạn có thể nộp hồ sơ 1 trong các địa chỉ dưới đây:
Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội
Tổng Lãnh sự quán Phần Lan tại Tp Hồ Chí Minh
Hoặc Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Phần Lan (VFS Global)
>> XEM THÊM: Cẩm nang du lịch Phần Lan
Trong quá trình nộp hồ sơ xin visa đi Phần Lan, Đại sứ quán có thể yêu cầu đương đơn phỏng vấn một vài câu hỏi liên quan tới mục đích chuyến đi. Cách tốt nhất bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng, thông tin trả lời cần chuẩn xác, rõ ràng... Thông thường thời gian xét duyệt xin visa khoảng 15 ngày, tuy nhiên tùy từng trường hợp sẽ lâu hơn, do đó để không ảnh hưởng tới chuyến đi nên nộp hồ sơ ít nhất 2 tháng.
Khi nộp hồ sơ xin visa Phần Lan cần tuân thủ một số quy định như sau:
Có nhiều quý khách lần đầu làm hồ sơ xin visa sẽ khó khăn trong việc chuẩn bị giấy tờ lẫn thủ tục, sẽ rất bỡ ngỡ, tốn khá nhiều thời gian và công sức. Hiểu được điều đó, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của đơn vị dịch vụ xin visa có tiếng trên thị trường.
Đội ngũ nhân viên dịch vụ sẽ hỗ trợ khách hàng trong tất tần tật các khâu, từ chuẩn bị giấy tờ cho tới quy trình xin visa. Chưa dừng lại ở đó, tờ khai xin visa sẽ được hỗ trợ điền thông tin chuẩn xác và nhanh nhất. Và dĩ nhiên, đơn vị dịch vụ có chuyên môn cao, thường xuyên xử lý các bộ hồ sơ khó nên tỷ lệ đậu thị thực sẽ cao, chiếm 99,8%...
Tóm lại, qua bài viết này quý khách đã bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích về việc xin visa Phần Lan. Nếu bạn đang có kế hoạch đi Phần Lan để du lịch, thăm thân, công tác hay định cư... thì nhờ đơn vị dịch vụ hỗ trợ từ A-Z, nhanh chóng và tiết kiệm thời gia cũng như công sức, để chinh phục tấm thị thực tới đất nước được mệnh danh "vùng đất của hàng ngàn hồ".