Nhật Bản là một trong những quốc gia thu hút người Việt đến du lịch, du học và công tác nhiều nhất. Đặc biệt xu hướng làm việc, công tác tại Nhật ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu xin thị thực tại đây. Bài viết sau sẽ chia sẻ cụ thể những điều cần biết về xin visa thương mại Nhật Bản.
Visa thương mại Nhật Bản là một trong những loại visa của Nhật Bản dành cho người nhập cảnh có mục đích công tác, thương mại không phải hoạt động xuất khẩu lao động hay du lịch. Nó được dùng để liên hệ công tác, ký kết hợp đồng, đàm phán thương mại, quảng cáo, khảo sát thị trường hoặc có thể sử dụng để tham dự hội nghị.
Mặc dù visa thương mại Nhật Bản cho phép bạn nhập cảnh, lưu trú liên tục tới 90 ngày và không giới hạn số lần nhập cảnh. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng visa sai mục đích, nhập cảnh Nhật Bản quá nhiều lần và nhập cảnh liên tục thì bạn có thể đối mặt với việc bị điều tra và cấm nhập cảnh.
Với mục đích nhập cảnh đặc biệt nên không phải đối tượng nào cũng có thể xin visa thương mại Nhật Bản. Thông thường, những nhóm người được áp dụng visa thương mại Nhật Bản là:
- Người làm việc chính thức trong các Công ty nhà nước, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hay công ty có vốn Nhật Bản là thành viên Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại tỉnh, thành phố thuộc sự quản lý của Đại Sứ Quán Nhật Bản/ Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản
- Người làm việc chính thức tại các công ty liên doanh, công ty con, chi nhánh mà Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
- Người làm việc chính thức trong công ty, đã có giao dịch thực tế thường xuyên với Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Nhật Bản.
- Người có chức vụ đã từng xin visa công tác Nhật Bản trong vòng 03 năm trở lại đây.
- Người có chức vụ đã từng có quá khứ xin visa thương mại Nhật Bản, mục đích thương mại từ 03 lần trở lên trong vòng 03 năm trở lại đây.
- Người làm nghệ thuật trong các lĩnh vực như: mỹ thuật, văn học nghệ thuật, âm nhạc, kịch, vũ đạo v.v. có thành tích nổi bật được công nhận, hoặc nhà nghiên cứu về khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên
- Người có tư cách của một quốc gia, quốc tế. Ví dụ như luật sư, kế toán công, luật sư sáng chế, nhân viên hỗ trợ tư pháp, công chứng viên, bác sĩ
- Vận động viên không chuyên, vận động viên thể thao có thành tích nổi bật đã được công nhận.
- Người có chức vụ từ giảng viên Đại học trở lên, Trưởng phòng trở lên ở các Viện nghiên cứu Nhà Nước và Bảo tàng, Bảo tàng mỹ thuật của Nhà Nước.
- Đại biểu quốc hội, công chức nhà nước hay các đại biểu hội đồng nhân dân địa phương, công chức địa phương.
Để được cấp visa thương mại Nhật Bản, bạn cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:
- Có đầy đủ năng lực tài chính nhằm đảm bảo bạn có khả năng chi trả cho toàn bộ chuyến đi Nhật Bản.
- Đã từng đến Nhật Bản và lưu trú ngắn hạn trong vòng 3 năm gần đây. Trong thời gian lưu trú ở Nhật, bạn không bị vi phạm pháp luật Nhật Bản như lao động trái phép, trộm cắp, cướp giật,…
- Trong 3 năm gần đây, bạn nhiều lần đi đến các nước G7 (trừ Nhật) với mục đích lưu trú ngắn hạn.
- Đơn xin cấp visa thương mại Nhật Bản theo mẫu của cơ quan lãnh sự Nhật. Lưu ý, khi điền form, mục nào không có thông tin, bạn điền N/A vào, tuyệt đối không nên để trống.
- 02 ảnh thẻ khổ 4,5x4,5cm. Ảnh nền trắng, chụp trong vòng 3 tháng.
- Bản gốc và bản photo hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày làm visa đi Nhật Bản công tác/thương mại.
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu, sơ yếu lí lịch, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, tất cả photo cả 2 mặt.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy tờ đăng ký kinh doanh và biên lai thanh toán thuế trong 3 tháng gần nhất.
- Nếu bạn là nhân viên: Hợp đồng lao động/giấy bổ nhiệm chức vụ (nếu có)/bảo hiểm Y tế, bảng lương 3 tháng, giấy cử đi công tác Nhật Bản có xác nhận của giám đốc.
- Thư mời từ phía đối tác Nhật Bản. Trong thư phải nêu rõ thông tin người mời và người được mời như họ tên, giới tính, vị trí công việc, địa chỉ, số điện thoại… và phải có chữ kí xác nhận từ phía doanh nghiệp đối tác;
- Bản sao công chứng giấy phép đăng kí kinh doanh của đối tác tại Nhật Bản;
- Quyết định cử đi công tác Nhật Bản từ phía công ty tại Việt Nam có chữ ký xác nhận của thủ trưởng công ty;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật thông qua hợp đồng thương mại, tư liệu hội nghị, email, tư liệu về hàng hóa,…
Theo kinh nghiệm xin visa thương mại Nhật Bản, bạn nên cung cấp hồ sơ chứng minh tài chính đầy đủ, thậm chí dư giả để cho thấy bạn có khả năng đáp ưng điều kiện chuyến đi.
- Sao kê sổ tiết kiệm ngân hàng gửi tối thiểu 3 tháng, tài khoản tiết kiệm có số dư ít nhất 5,000 USD.
- Bổ sung các giấy tờ chứng minh tài chính như giấy tờ nhà đất, chứng khoán, xe hơi (nếu có).
- Lịch trình làm việc chi tiết từng ngày tại Nhật Bản (gặp ai, làm gì, đi đâu,…).
- Nếu lưu trú ở nhà người thân – cung cấp thông tin của người bảo lãnh lưu trú (tên, tuổi, địa chỉ nhà, giấy tờ chứng minh mối quan hệ…).
Một lưu ý quan trọng là Lãnh sự Nhật Bản không yêu cầu bạn đặt vé máy bay khứ hồi và booking phòng khách sạn tại Nhật trước khi xin visa. Những trường hợp đã mua vé nếu rớt visa, lãnh sự Nhật Bản sẽ không chịu trách nhiệm.
Sau khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ xin visa thương mại Nhật Bản, bạn sẽ nộp hồ sơ tại địa chỉ Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán tại TP HCM:
- Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Tổng Lãnh sự quán Nhật tại TP.HCM: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP HCM
Kinh nghiệm xin visa thương mại Nhật Bản cho thấy để kịp có visa đi Nhật công tác/thương mại, bạn nên nộp đơn xin visa sớm trước ngày khởi hành từ 01 đến 02 tháng. Visa thương mại Nhật Bản thường có thời gian lưu trú kéo dài từ 30 đến dưới 90 ngày và có giá trị lên đến 5 năm. Thời gian lưu trú tính từ ngày nhập cảnh, thời hạn visa tính từ ngày cấp. Do vậy, việc bạn xin thị thực sớm từ 01 đến 02 tháng sẽ không ảnh hưởng gì.
Visa công tác Nhật Bản ngắn hạn thường có kết quả sau khoảng 8 ngày (tính từ ngày nộp hồ sơ). Nhưng đối với visa multiple Nhật Bản 5 năm, thời gian xét duyệt visa có thể kéo dài lên đến 12 ngày. Một số trường hợp cần xác minh thông tin hoặc bổ sung thêm giấy tờ, thời gian trả kết quả visa sẽ lâu hơn so với quy định.
Đến ngày hẹn nhận kết quả visa, bạn mang giấy hẹn và chứng minh nhân dân đến địa điểm đã nộp hồ sơ trước đó để gặp bảo vệ, lấy số và nhận kết quả xin visa thương mại Nhật Bản. Sau khi nhạn visa, bạn đừng quên kiểm tra lại một lần nữa xem thông tin trên thị thực có chính xác không nhé.
Trên đây là những lưu ý về xin visa thương mại Nhật Bản mà Du lịch Việt Nam chia sẻ cho bạn để chinh phục thị thực quốc gia châu Âu này. Đừng quên theo dõi các thông tin về visa, hộ chiếu trên chuyên trang Visa Du Lịch nhé.
Quỳnh Nguyễn
Theo Báo Thể thao Việt Nam